Thứ ba, 22/10/2024 | 16:08 GMT+7

Sản phẩm làm từ dòng tranh kính Gvico của Vinhcoba đã đoạt giải Đặc biệt

Mới đây, sản phẩm làm từ dòng tranh kính mới Gvico của nghệ nhân ưu tú Phạm Hồng Vinh (vinhcoba) đã đoạt giải đặc biệt tại Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội, năm 2024. Để hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên Tạp chí Lao động và Sáng tạo đã có buổi phỏng vấn nghệ nhân ưu tú Phạm Hồng Vinh - người đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh kính nghệ thuật, ông đã đoạt nhiều giải thưởng danh giá trong và ngoài nước.

image001-67176aa30724c

Nghệ nhân ưu tú Phạm Hồng Vinh (vinhcoba).

PV: Thưa nghệ nhân Phạm Hồng Vinh, để có được chỗ đứng như hiện nay, sản phẩm tranh kính siêu bền vinhcoba đã có những đổi mới gì trong thời gian qua?

Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh: Hiện nay, kính nghệ thuật đã trở thành một vật liệu đặc biệt trong kiến trúc hiện đại nhờ vào những đặc tính vượt trội mà các vật liệu khác không thể thay thế. Tuy nhiên, việc sử dụng và khai thác thế mạnh của kính nghệ thuật vẫn chưa được chú trọng, đôi khi dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.

Vinhcoba đã nghiên cứu ra các sản phẩm tranh kính mang thương hiệu vinhcoba ngày hôm nay và sản phẩm đó phải đáp ứng các kỳ vọng của người tiêu dùng như: Chịu va đập - khả năng chống lại lực tác động mạnh; Chống cháy: Không bắt lửa khi tiếp xúc với ngọn lửa; Bền vĩnh cửu: Được nung ở nhiệt độ 700 độ C, màu cẻamic được Thiêu kết thủy tinh hóa, bền bỉ với thời gian và chịu được các điều kiện về hóa chất, nhiệt độ, môi trường, độ ẩm... hơn hẳn các dòng tranh kính hiện có trên thị trường.

image002-67176c1cc6d9a 

Đẹp và trường tồn là ước mơ của con người với các loại vật liệu, vì vậy các nhà khoa học trên thế giới hằng ngày, hằng giờ vẫn nghiên cứu để tìm ra sản phẩm có giá trị sự dụng tốt hơn cái cũ cho con người và với vinhcoba cũng vậy. Trải qua nhiều năm miệt mài nghiên cứu, tìm tòi vinhcoba đã tìm ra phương pháp khắc lõm và sơn ngược màu men trên tranh kính mang tính nghệ thuật tạo ra vật liệu đặc biệt mang thương hiệu “vinhcoba”.

z5957771453258-1c35bbd30b2d1d9653603a07e4f9b7c6-6717dcdd52f94

den-vinh-coba-6717dc2286528

Có thể khẳng định, tranh kính vinhcoba phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa và các vùng khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là những vị trí bị ảnh hưởng bởi hóa chất và nhiệt độ cao. Một tác phẩm như vậy có thể lưu giữ mãi những giá trị văn hóa và nghệ thuật theo thời gian.

image005-67176c66759b1 image006-67176c677ed0e

PV: Xin ông chia sẻ sâu hơn về sản phẩm mới làm từ dòng tranh kính thế hệ thứ 3 Gvico (Galee vinhcoba) sau Gluba và tại sao nó lại được đánh giá là sản phẩm đánh dấu “bước ngoặt” của tranh kính vinhcoba?

Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh: Năm 2013, kính nghệ thuật vinhcoba đạt tới đỉnh cao và lấy tên gọi Gluba – dòng tranh kính thế hệ thứ 2, kết hợp nhiều yếu tố công nghệ mới như Gluchip, mài gầm và hóa ăn mòn. Dòng tranh này nhanh chóng được ứng dụng trong hàng trăm công trình tâm linh, lâu đài, và khách sạn. Tuy nhiên, sau 10 năm, Gluba cũng bộc lộ những hạn chế về giá trị sử dụng. Do đó, chúng tôi đã nghiên cứu và cải tiến dòng tranh này, cho ra đời sản phẩm mới mang tên Gvico (Galle vinhcoba). Gvico là dòng sản phẩm kính nghệ thuật điêu khắc rất được ưa chuộng, với thiết kế độc đáo và mới lạ không kém gì các sản phẩm nổi tiếng như Galle - công nghệ Galle Lamps của Pháp từ thế kỷ 12 hay Tiffany. Gvico có nhiều hình dạng khác nhau, từ phẳng, cong đến khối vòm cầu. Có thể nói, vinhcoba đã bước thêm một bước về công nghệ, là sự chuyển hoá về chất sau nhiều năm nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm thế hệ thứ 3 (Gvico).

Trước tiên xin giới thiệu qua về quy trình tạo ra tác phẩn Gvico, từ khâu cắt kính: Nghệ nhân có thể cắt kính theo hình dáng mong muốn. Thứ hai sơn màu men: Sơn màu men Ceramic lên toàn bộ bề mặt kính để tạo nét gờ nổi. Thứ ba điêu khắc: Sử dụng phun cát áp lực để tạo hình đồ họa. Thứ tư mài và đánh bóng: Tạo nét chi tiết cho tác phẩm. Thứ năm vẽ màu: Vẽ từng tông màu và đưa vào lò thiêu kết. Cuối cùng là hoàn thiện.

image007-67176c67d6c85

Giải đặc biệt được trao cho nghệ nhân Bùi Bạch Đằng với sản phẩm “Đèn trang trí đại sảnh” tại Hội thi Sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội, năm 2024.

Gvico là nghệ thuật thủ công điêu khắc kính thuỷ tinh cao cấp với công nghệ Gluba nhưng không khắc ngược vẽ ngược như Gluba mà được làm xuôi sau nhiều lần qua nhiệt.

Tranh kính vinhcoba mà cụ thể là dòng tranh kính mới Gvico được coi là một loại vật liệu nghệ thuật đặc biệt với đặc điểm bền cơ học, dễ thi công và phong phú về màu sắc. Sản phẩm này có thể được sử dụng thay thế cho gỗ, sắt thép, trong nhiều ứng dụng như sàn nhà, cầu thang, lan can, và mái... siêu bền.

image008-67176c6971411

Sản phẩm “Deco chiếc lá cuối thu” của nghệ nhân Phạm Hồng Hạnh đoạt giải Nhì tại Hội thi Sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội, năm 2024.

Sau 35 năm nghiên cứu phát triển tranh kính nghệ thuật, Gvico của vinhcoba ra đời và được ứng dụng rộng rãi như một loại vậy liệu nghệ thuật đặc biệt trong nội thất và ngoại thất. Các sản phẩm được chế tác như: kiểu đèn bàn, đèn treo tường, đèn trần... với nhiều hình ảnh phong phú đa dạng muôn màu muôn sắc thể hiện đậm nét văn hoá Việt mà các dòng tranh kính ghép không thể hiện được.

PV: Về sản phẩm tranh kính Gvico, theo như ông chia sẻ có nhiều ưu năng vượt trội, tuy nhiên hiện nay trên thị trường có nhiều dòng tranh kính có tính cạnh tranh cao với Gvico. Vậy, ông nghĩ sao về điều này?

Trước hết phải nói tranh kính vinhcoba nói chung và dòng tranh kính Gvico nói riêng, là sản phẩm của người Việt Nam, mang đậm văn hóa Việt và tính kinh tế hiệu quả, tiết kiệm đến 70% chi phí so với tranh kính nhập khẩu và có độ bền hơn rất nhiều lần các dòng tranh kính trên thị trường hiện nay.

Tranh kính vinhcoba có đủ các công năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của ngành xây dựng ngày nay. Còn đứng ở góc độ vật liệu, đặc điểm của kính vật liệu là bền cơ học, dễ thi công, nguồn khai thác có sẵn, phong phú màu sắc, đa dạng mẫu mã, là một loại vật liệu có thể làm đẹp nội thất và ngoại thất không sợ mối mọt, hoen rỉ… tính nhiệt đới hóa phù hợp với môi trường Việt Nam.

image009-67176c69c9749

Sản phẩm “Ngọc phiến lưu thượng võ” của nghệ nhân Bùi Thị Thanh Hải đoạt giải Ba tại Hội thi Sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội, năm 2024.

Tranh kính vinhcoba đã hạn chế được những nhược điểm của tranh kính châu Âu với khổ lớn, khả năng chịu lực và độ an toàn cao cũng như tính nổi trội khi áp dụng vào các công trình xây dựng trong đó đảm bảo được những tính chất đặc trưng của vật liệu cao cấp trong xây dựng. So với dòng tranh kính thường, Gvico tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất, thi công trong khi độ sắc nét, tinh xảo hơn hẳn.

image010-67176c6b45ef5

Sản phẩm Trống Đồng của Nghệ nhân ưu tú Phạm Hồng Vinh vinh dự được trưng bày trong buổi Lễ tiếp đón Thủ tướng Trung Quốc, năm 2024.

Kể từ khi vinhcoba được cấp bằng sáng chế tranh kính siêu bền 2011 đến nay, vinhcoba đã trang trí kính màu cho hàng trăm nhà thờ, nhiều ngôi chùa, lâu dài và thà thờ...

PV: Trong thời gian qua, tranh kính nghệ thuật của vinhcoba nói chung và dòng tranh kính mới Gvico nói riêng đã đạt được những giải thưởng gì trong và ngoài nước, xin ông chia sẻ?

Tại nhiều cuộc thi, triển lãm sản phẩm tranh kính mang thương hiệu vinhcoba đã đem về nhiều giải thưởng danh giá. Cụ thể, qua các lần triển lãm quốc tế Vietbuild - triển lãm hàng tiêu dùng các cuộc thi sản phẩm làng nghề, kính nghệ thuật vinhcoba được nhiều cúp vàng, huy chương vàng, danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, nhiều Bằng khen, Giấy khen.

image011-67176c6d27695

Nghệ nhân ưu tú Phạm Hồng Vinh (thứ 3, bên trái) cùng các nghệ nhân chụp dưới tác phẩm “Đèn trang trí đại sảnh” đoạt giải Đặc biệt tại Hội thi Sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội, năm 2024.

Năm 2019, vinhcoba được phong danh hiệu nghệ nhân ưu tú nghề kính nghệ thuật và được phong tặng Bằng kỉ lục Việt Nam.

Năm 2023, vinhcoba được Huy chương vàng cuộc thi Sáng chế Quốc tế tại Cộng hòa Liên bang Nga và được tổ chức Liên hiệp các hội UNESCO cấp bằng bảo trợ nghề kính nghệ thuật, vinhcoba đã nhận 28 giải thưởng Ocop.

image012-67176c6cdff70

Đặc biệt, tháng 10/2024, vinhcoba đã đoạt 03 giải trong Hội thi sản phẩm làng nghề do thành phố Hà Nội tổ chức gồm: Giải đặc biệt được trao cho nghệ nhân Bùi Bạch Đằng với sản phẩm “Đèn trang trí đại sảnh”; sản phẩm “Deco chiếc lá cuối thu” của nghệ nhân Phạm Hồng Hạnh đoạt giải Nhì; sản phẩm “Ngọc phiến lưu thượng võ” của nghệ nhân Bùi Thị Thanh Hải đoạt giải ba.

Xin cảm ơn ông!

Thu Trang

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3
Trong 02 ngày (01-02/11), Tạp chí Lao động và Sáng tạo cùng CEO Ý Linh và cộng sự đã chuyển 10 tấn gạo, 1.000 suất quà thiết...
Hội thảo khoa học về khai thác thương mại sáng chế: Đánh giá và khai thác tiềm năng của các tài sản trí tuệ
Ngày 31/10, tại Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia, tổ chức hội thảo khoa học “Hoàn thiện pháp luật khai thác...
Sản phẩm làm từ dòng tranh kính Gvico của Vinhcoba đã đoạt giải Đặc biệt
Mới đây, sản phẩm làm từ dòng tranh kính mới Gvico của nghệ nhân ưu tú Phạm Hồng Vinh (vinhcoba) đã đoạt giải đặc biệt...
Tạp chí Lao động và Sáng tạo kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Sáng 20/6/2024, tại Cung Trí thức Thành phố, số 01 Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội,...
Nghệ nhân tranh kính Bùi Thị Thanh Hải: Từ viên than nhỏ vẽ lên những ước mơ
Ngay từ khi còn nhỏ, nghệ nhân Bùi Thị Thanh Hải, sinh năm 1988, quê ở huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã có niềm đam mê vẽ...
Năm 2024 Hiệp hội sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn
Đó là khẳng định của ThS. Đỗ Quốc Khánh – Chủ tịch Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam (Hiệp hội)...
Tạp chí Lao động và Sáng tạo tổ chức Tổng kết công tác hoạt động năm 2023
Trong không khí đầu năm mới (ngày 26/01), tại trụ sở Tạp chí Lao động và Sáng tạo (Cung trí thức thành phố, Hà Nội),...