Thứ ba, 11/7/2023 | 17:31 GMT+7

PGS, TS Phan Quốc Nguyên: Sở hữu trí tuệ thúc đẩy Đổi mới sáng tạo

VLCA - Sở hữu trí tuệ (SHTT) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) không phải là một khái niệm mới ở Việt Nam. SHTT là một khái niệm rộng, bao gồm các quyền hợp pháp bắt nguồn từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật. ĐMST cũng là một khái niệm rộng, được định nghĩa này đều coi ĐMST là kết quả thành công trong việc áp dụng sản phẩm, quy trình hay cách thức tổ chức, ... mới. Bài viết sau đây của PGS, TS Phan Quốc Nguyên - Ủy viên BCH, Phó trưởng Ban phụ trách Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế sẽ đề cập đến vai trò của SHTT, đặc biệt là sáng chế trong việc thúc đẩy ĐMST.

pgs-ts-phan-quoc-nguyen-64ad2dc6f01c1

PGS, TS Phan Quốc Nguyên, Trường ĐH Luật, ĐHQGHN với tham luận

“Luật và chính sách sở hữu trí tuệ cho các quản lý vườn ươm (trường hợp Việt Nam và Singapore)”

Bảo hộ quyền SHTT thúc đẩy ĐMST

Theo con số thống kê của Cục SHTT, số lượng đơn đăng ký bảo hộ quyền SHTT tăng khá nhanh, có thể ngang bằng với các nước trong khu vực, nhất là khi nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Số lượng đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được đăng ký tăng nhiều hơn, đặc biệt là số lượng nhãn hiệu có sự gia tăng đáng kể, trung bình số lượng đơn đăng ký tăng trung bình 20%/năm(1). Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã ý thức được vai trò sống còn của việc bảo hộ quyền SHTT.

Theo thống kê, số lượng văn bằng bảo hộ các đối tượng SHTT đặc biệt là sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp cho tổ chức, cá nhân của Việt Nam là quá ít so với số lượng văn bằng cấp cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Theo số liệu của Cục SHTT, Bộ KH&CN, tính đến hết năm 2018, số lượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu giai đoạn 1982-2018 là 312.523, số lượng kiểu dáng công nghiệp giai đoạn 1989-2018 là 27.772 trong khi số lượng văn bằng bảo hộ sáng chế giai đoạn 1981-2018 là 20.403, số lượng giải pháp hữu ích giai đoạn 1989-2018 là 1.970. Tuy nhiên, hơn 90% sáng chế được cấp cho người nước ngoài và số lượng bằng sáng chế/giải pháp hữu ích của toàn bộ các trường đại học Việt Nam chỉ chiếm có 4%(2).

Không ít doanh nghiệp do không ý thức đầy đủ về các quyền SHTT của họ và khả năng có thể bảo vệ quyền đó nên đã không chủ động thực hiện các biện pháp bảo hộ hợp lý. Điều này dẫn đến những hiện tượng xâm phạm quyền gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động cũng như môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Như vậy, mối quan hệ giữa SHTT và ĐMST một cách đơn giản là SHTT là những ý tưởng, sáng chế, bí quyết mới có ích trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, nông nghiệp còn ĐMST là việc phát triển, áp dụng thành công các ý tưởng, sáng chế, bí quyết này trên thị trường.

Khai thác thương mại sáng chế thúc đẩy ĐMST

Có thể khẳng định, khả năng thực tế và tiềm năng tạo ra sáng chế, tiền đề và nguồn gốc cho hoạt động ĐMST và đổi mới công nghệ tại Việt Nam là rất lớn. Muốn khai thác sáng chế, trước hết phải có nguồn cung sáng chế. Đóng góp vào kho sáng chế tại Việt Nam hiện nay có các nguồn chính sau(3).

- Kết quả nghiên cứu từ các tổ chức, cá nhân trong nước: các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu trong các doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu, các cá nhân.

- Kết quả nghiên cứu, sáng chế từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng kí tại Việt Nam.

- Kho thông tin tài sản trí tuệ (TSTT) mở của thế giới.

pgs-ts-phan-quoc-nguyen-phat-bieu-64ad2dc71bead

PGS, TS Phan Quốc Nguyên phát biểu trong một buổi Hội thảo

Trước hết, liên quan đến số lượng nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) các cấp hàng năm, theo thống kê sơ bộ, hàng năm có hàng nghìn nhiệm vụ KHCN đã được triển khai, góp phần không nhỏ vào nguồn TSTT có thể khai thác thương mại phục vụ phát triển sản xuất.

Thứ hai, liên quan đến số lượng các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tại các trường đại học, mỗi năm, khối các trường đại học đào tạo khoảng 15.000 thạc sĩ, 1.000 tiến sĩ. Do vậy, hàng năm khối các trường đại học đã đóng góp vào kho kết quả nghiên cứ khoảng 16.000 kết quả.

Thứ ba, đối với các sáng chế, giải pháp hữu ích có nguồn gốc nước ngoài được các tổ chức, cá nhân đăng kí bảo hộ tại Việt Nam, Cục SHTT đã cấp hơn chục nghìn văn bằng bảo hộ.

Thứ tư, đối với kho TSTT mở của thế giới, hiện tại, Cục SHTT đang lưu trữ gần 30 triệu bản mô tả sáng chế, trong đó có 31.500 bản đã được dịch ra tiếng Việt sẵn sàng cho tra cứu khai thác.

Cuối cùng, ngoài các nguồn trên, ở Việt Nam còn một nguồn khá lớn các kết quả nghiên cứu, giải pháp hữu ích đến từ các nhóm đơn lẻ, các cá nhân, thường được biết đến với cái tên “sáng chế nông dân”. Những kết quả nghiên cứu này đến từ quá trình tìm tòi, sáng tạo của người lao động nhằm giải quyết các vấn đề kĩ thuật liên quan đến lao động sản xuất của họ. Nhiều kết quả nghiên cứu loại này có tiềm năng ứng dụng lớn vì nó xuất phát từ bài toán thực tiễn sản xuất.

Như vậy, xét về số lượng, có thể thấy hiện tại chúng ta đang sở hữu một kho kết quả nghiên cứu, sáng chế và có tiềm năng rất lớn. Cả nước có trên một nghìn tổ chức KHCN, gồm các viện, các trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng. Ước tính mỗi năm lực lượng nghiên cứu này đóng góp khoảng 18.000 kết quả nghiên cứu. Cùng với khoảng 2.000 “sáng chế nông dân” đến từ việc tìm tòi, sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất của người lao động, mỗi năm lực lượng nghiên cứu ở nước ta sản sinh ra khoảng gần 20.000 kết quả mới đóng góp vào kho TSTT của đất nước.

Để có thể khai thác thương mại, các kết quả nghiên cứu, sáng chế phải là đạt mức hoàn thiện, được mô tả đủ chi tiết để ứng dụng và tốt nhất là phải trở thành “hàng hóa”. Đối với việc mua bán kết quả nghiên cứu, sáng chế để ứng dụng vào sản xuất, số lượng các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích được thực hiện, chưa tính đến kết quả khai thác ứng dụng, thống kê từ năm 2005 đến năm 2019 tại Cục SHTT là rất khiêm tốn, chỉ rơi vào khoảng 2030 một năm(4).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến số lượng sáng chế được cấp bằng và số lượng hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu và li-xăng sáng chế tại Việt Nam, trong đó một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là do sáng chế chưa trở thành hàng hóa. Để có thể cải thiện tình trạng này, có thể áp dụng các giải pháp như sau:

- Nâng cao năng lực của hệ thống thực thi quyền SHTT;

- Thành lập các bộ phận chuyên trách về SHTT trong trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và các đơn vị, cơ quan nhà nước khác.

(1) Nguồn: Cục SHTT.

(2) Bảo cáo thường niên hoạt động Sở hữu trí tuệ năm 2018.

(3) Nguồn: Bộ KHCN.

(4) Báo cáo thường niên hoạt động Sở hữu trí tuệ năm 2018.

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3
Trong 02 ngày (01-02/11), Tạp chí Lao động và Sáng tạo cùng CEO Ý Linh và cộng sự đã chuyển 10 tấn gạo, 1.000 suất quà thiết...
Hội thảo khoa học về khai thác thương mại sáng chế: Đánh giá và khai thác tiềm năng của các tài sản trí tuệ
Ngày 31/10, tại Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia, tổ chức hội thảo khoa học “Hoàn thiện pháp luật khai thác...
Sản phẩm làm từ dòng tranh kính Gvico của Vinhcoba đã đoạt giải Đặc biệt
Mới đây, sản phẩm làm từ dòng tranh kính mới Gvico của nghệ nhân ưu tú Phạm Hồng Vinh (vinhcoba) đã đoạt giải đặc biệt...
Tạp chí Lao động và Sáng tạo kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Sáng 20/6/2024, tại Cung Trí thức Thành phố, số 01 Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội,...
Nghệ nhân tranh kính Bùi Thị Thanh Hải: Từ viên than nhỏ vẽ lên những ước mơ
Ngay từ khi còn nhỏ, nghệ nhân Bùi Thị Thanh Hải, sinh năm 1988, quê ở huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã có niềm đam mê vẽ...
Năm 2024 Hiệp hội sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn
Đó là khẳng định của ThS. Đỗ Quốc Khánh – Chủ tịch Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam (Hiệp hội)...
Tạp chí Lao động và Sáng tạo tổ chức Tổng kết công tác hoạt động năm 2023
Trong không khí đầu năm mới (ngày 26/01), tại trụ sở Tạp chí Lao động và Sáng tạo (Cung trí thức thành phố, Hà Nội),...