Thứ năm, 16/3/2023 | 17:19 GMT+7

Hành trình thực hiện dự án khoa học công nghệ cấp quốc gia

VLCA - Sau nhiều năm “thai nghén” Dự án: “Hỗ trợ thương mại hóa máy thu hoạch mía nguyên cây có trọng lượng nhẹ phù hợp điều kiện canh tác ở Tây Ninh và Nam Bộ do Công ty Lê Ngọc (Tây Ninh) là đơn vị chủ trì; Ks Lê Ngọc Tĩnh là cá nhân chủ nhiệm/chủ trì Dự án đã được hiện thực hóa.

Từ ý tưởng muốn tạo ra một máy thu hoạch mía với nhiều chức năng cùng lúc để giảm tải nhân lực và tăng thu nhập cho người trồng mía. Tháng 6/2014, Kỹ sư Lê Ngọc Tĩnh cùng Công ty Lê Ngọc và Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Hiệt (Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch) có đơn gửi UBND tỉnh Tây Ninh cho thực hiện Đề tài: “Thiết kế, chế tạo được chấp nhận, vì cấp địa phương chỉ tập trung ứng dụng là chủ yếu...máy thu hoạch mía nguyên cây (cắt gốc, cắt ngọn, róc lá, đổ đống, nhẹ, giá rẻ). Sau những chuyến khảo sát và ứng dụng đó, đội ngũ kỹ sư, chuyên gia cùng đơn vị doanh nghiệp đã lên kế hoạch, quyết tâm biến ý tưởng thành hiện thực.

chu-tinh-3-6412dee9e63b1 

PCT thường trực Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam (VCLA)

Trải qua giai đoạn từ năm 2015 từ việc Ks Lê Ngọc Tĩnh và các cộng sự phải đi "gõ cửa" từng cơ quan chức năng để có thể được chấp thuận dự án là cả một quá trình dài không mệt mỏi. Ngày 9/10/2016, Ks Lê Ngọc Tĩnh cùng Công ty Lê Ngọc mời Viện Cơ điện nông nghiệp - Công nghệ sau thu hoạch Hà Nội cử 02 cán bộ cùng Ks Lê Ngọc Tĩnh và Công ty Lê Ngọc, lãnh đạo Nông trường mía Thành Long thuộc Công ty Cổ phần mía đường Thành Thành Công đi khảo sát một số vùng mía tại Tây Ninh có liên quan về khâu thu hoạch.

Ngày 14/10/2016, UBND tỉnh Tây Ninh đã giao cho Sở NN&PTNN Tây Ninh chủ trì cùng các Sở, Ban, Ngành và các công ty mía đường có liên quan họp xem xét đề xuất của Công ty Lê Ngọc và Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam về việc phát triển mẫu máy thu hoạch mía của nhóm tác giả nói trên tại công văn số 101/SHV ngày 25/9/2016.

Kết quả là đại diện Sở KHCN Tây Ninh thông báo không có kinh phí cho việc nghiên cứu, chế tạo hoàn chỉnh mẫu máy này. Đồng thời cũng không có cá nhân và đơn vị nào hỗ trợ kinh phí.

chu-tinh-10-6413cc2b6ae3a

Sau việc thực hiện các nội dung nêu trên, Ks Lê Ngọc Tĩnh cùng Công ty Lê Ngọc tiếp cứu, thiết kế và chế tạo mẫu máy thu hoạch mía nguyên cây. Công ty Lê Ngọc phối hợp tục mời một số chuyên gia lên Tây Ninh cùng Công ty TTCS phối hợp khảo sát, nghiên nghiệp tự đầu tư kinh phí cho Ks Lê Hồng Chương nghiên cứu, thiết kế và chế tạo với công ty Cơ khí An Bình (Gia Lâm, Hà Nội) vận động và thuyết phục một chủ Doanh một mẫu máy thu hoạch mía nguyên cây liên kết với máy kéo 120 Hp (hiệu JOONDER 6600).

Mẫu máy thu hoạch mía nguyên cây, đã được khảo nghiệm tại xưởng chế tạo nhiều lần và tại ruộng mía của nông dân ở công ty Mía đường Lam Sơn Thanh Hóa. Hệ thống được liên hợp với Máy kéo 120 HP, hiệu Jooder 6600; Kết quả đạt các tiêu chuẩn như yêu cầu đặt ra là: Cắt sát gốc, cắt ngọn, róc lá, đổ đống từ 500 - 800 kg/đống, băm là mía thành đoạn từ 20 - 30 cm và rải đều trên ruộng; Có trọng lượng nhẹ từ 7 - 8 tấn/máy; Năng suất 8-12 tấn/giờ; Giá bán dự kiến 03 tỷ VNĐ/cái.

chu-tinh-8-6412e1fc56c04 

PCT thường trực Lê Ngọc Tĩnh tham dự Hội nghị Khoa học Công nghệ.

Từ kết quả trên, Ks Lê Ngọc Tĩnh cùng công ty Lê Ngọc đã phối hợp với Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch; Công ty Cơ khí Suối Tiên Tp.HCM; Công ty cơ khí An Bình (Hà Nội) và công ty cơ khí Trương Xuân Liêm Tây Ninh có công văn kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cho thực hiện Dự án Khoa học Công nghệ.

Ngày 6/3/2017, Bộ KH&CN có công văn số 605/BKHCN-CNN trả lời và được Bộ KH&CN xem xét chuyển về Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH&CN.

Sau nhiều lần các Hội đồng KHCN cấp quốc gia xem xét, Ngày 24 tháng 8 năm 2018, Bộ KH&CN đã có Quyết định số 2416/QĐ-BKHCN phê duyệt xét cho Công ty Lê Ngọc là đơn vị chủ trì được xây dựng và bảo vệ thuyết minh Dự án trên...

Sau gần 5 năm theo đuổi chế tạo mẫu máy thu hoạch mía, trong đó có hơn 03 năm theo đuổi Dự án, ngày 16 tháng 4 năm 2020, Bộ trưởng Bộ KH&CN Ban hành Quyết định số 994/QĐ-BKHCN về việc phê duyệt tổ chức, cá nhân chủ nhiệm, kinh phí, phương thức khoán chi và thời gian thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020. Theo đó, giao cho Công ty Lê Ngọc Chủ trì và cá nhân Ks Lê Ngọc Tĩnh là chủ nhiệm dự án và Ks Lê Hồng Chương hợp tác thực hiện chính.

Ngày 26/3/2021, sau 4 lần thử nghiệm, mẫu máy thu hoạch mía thuộc dự án theo Quyết định trên đã thành công. Ngày 01/7/2021, đoàn cán bộ quản lý và các chuyên gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành kiểm tra và đánh giá mẫu máy thu hoạch mía này.

chu-tinh-2-6412e1fd2a75d 

Trong chuyến công tác tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Theo kết quả điều tra của công ty Lê Ngọc và các công ty mía đường cùng nhiều doanh nghiệp và chủ hộ trồng mía thì: nếu CGH khâu thu hoạch (ứng dụng máy thu hoạch mía nguyên cây) sẽ đem lại lợi ích rất lớn, thu thêm được từ 22-44 triệu/ha; Cụ thể như sau: Giảm chi phí thu hoạch từ 30-40%, tức giảm khoảng từ 100-150 ngàn đồng/tấn mía, giảm từ 6-9 triệu đồng/ha; (giá mía chặt thủ công vụ trước 220.000đ/tấn, giá chặt máy là 150.000đ/tấn); Tận thu được từ 5-15 tấn mía/ha do chặt sát gốc mía, tương đương từ 4-12 triệu đồng/ha.

Tính đến tháng 8/2021, tại Việt Nam mới chỉ có 37 cái máy thu hoạch (MTH) mía (trong đó có: 30 MTH cắt khúc nhập ngoại với giá từ 7,5 đến 15 tỉ đồng/cái; 03 MTH cắt 01 MTH mía nguyên cây không róc lá từ đề tài cấp tỉnh của Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh; 02 cái MTH cắt khúc tự chế của anh Phi Minh Đệ (Phú Yên) và anh Trần Quốc Hải (Tây Ninh); 01 MTH mía nguyên cây của nông dân Đoàn Quang Thái (Ninh Thuận) với công suất quá nhỏ và chưa hoàn chỉnh. Các loại MTH mía trên (trừ MTH cắt khúc nhập ngoại) chưa được đưa ra thị trường.

Các loại MTH mía cắt khúc nhập ngoại có giá thành rất cao, không thích hợp cho diện tích nhỏ và địa hình đồi dốc...; Mía thu hoạch xong phải chuyển vào chế biến trước 24 giờ. Nếu sau 24 giờ, sẽ tổn thất do giảm trọng lượng và chất lượng mía cây... MTH mía đã có hiện nay ở Việt Nam mới giải quyết được khoảng 30% diện tích và sản lượng mía (riêng ở Tây Ninh đạt 60 %). Tây Ninh hiện có 26 máy, bình quân mỗi máy thu hoạch 250 tấn/ngày, cả máy lớn và nhỏ đáp ứng khoảng 60% công suất ép của nhà máy. Do vậy, cũng chưa áp dụng cho đại đa số các doanh nghiệp và hộ trồng mía.

Dự án này chỉ được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách KH&CN quốc gia không quá 30%. Thực chất của máy thu hoạch mía mẫu thuộc Dự án này là hoàn toàn mới (nghiên cứu, thiết kế mới; chế tạo mới; sản xuất thử và thương mại hoá). Nên chi phí phát sinh khoảng 27% (400 triệu) trên tổng chi phí (1500 triệu) do nhiều chi tiết, cụm máy... phải làm lại nhiều lần, tổn thất là không nhỏ.

Dự án thuộc lĩnh vực được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí một phần, đòi hỏi nên đơn vị bị thua lỗ, không kịp thời chứng minh kinh phí đối ứng nên bị cơ quan quản kinh phí đối ứng của đơn vị tối thiểu 70%. Lại đúng thời điểm xảy ra dịch Covid-19, lý tài chính “cắt” không chi gần 600 triệu đồng.

Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ bị cắt gần 30% (gần 600 triệu) và đơn vị chủ trì làm ăn thua lỗ liên tục nhiều năm do dịch Covid-19 ... nên Ks Lê Ngọc Tĩnh phải thể chấp tài sản nhà đất cho Ngân hàng để vay tiền (600 triệu) và cùng Ks Lê Hồng Chương huy động vay mượn nhiều anh chị em trong gia đình và đồng nghiệp (khoảng 400 triệu để hoàn thành chế tạo mẫu máy thu hoạch mía nguyên cây thuộc Dự án trên.

chu-tinh-12-6412e5b7a4644 

Ngày 11/3/2022, Hội đồng đánh giá nghiệm thu chính thức kết quả Dự án theo Quyết định số 3371/QĐ-BKHCN ngày 24/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Dự án đã được nghiệm thu đạt kết quả, trong đó máy thu hoạch mía nguyên cây thuộc Dự án được cấp chứng nhận chất lượng tại Giấy chứng nhận số 11/CN/2021 ngày 30/10/2021 của Trung tâm giám định máy và thiết bị cấp.

Căn cứ kết quả nghiệm thu, công ty Lê Ngọc và chủ nhiệm dự án Lê Ngọc Tĩnh đã đăng kí kết quả Quốc gia và được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước Số đăng ký: 2022-99-0393/NS- KQNC, ngày 21 tháng 4 năm 2022.

PV

Tạp chí Lao động và Sáng tạo kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Sáng 20/6/2024, tại Cung Trí thức Thành phố, số 01 Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội,...
Nghệ nhân tranh kính Bùi Thị Thanh Hải: Từ viên than nhỏ vẽ lên những ước mơ
Ngay từ khi còn nhỏ, nghệ nhân Bùi Thị Thanh Hải, sinh năm 1988, quê ở huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã có niềm đam mê vẽ...
Năm 2024 Hiệp hội sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn
Đó là khẳng định của ThS. Đỗ Quốc Khánh – Chủ tịch Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam (Hiệp hội)...
Tạp chí Lao động và Sáng tạo tổ chức Tổng kết công tác hoạt động năm 2023
Trong không khí đầu năm mới (ngày 26/01), tại trụ sở Tạp chí Lao động và Sáng tạo (Cung trí thức thành phố, Hà Nội),...
Kết nối giới thiệu kết quả sáng tạo và trao tặng danh hiệu Ngôi sao sáng chế IPSTAR 2023, kỉ lục thế giới Guinness
Sáng ngày 5/1, tại trụ sở Hiệp hội, tầng 10 Cung Trí thức Thành phố, số 1 Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận...
Mong ước của 'thần đèn' đất Bắc - Con đường doanh nhân
Tại Việt Nam, có một danh hiệu đặc biệt được dành cho hai người, đó là "thần đèn" Nguyễn Cẩm Lũy và "thần đèn" Đỗ...
Hiệp hội tham dự sự kiện “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023” tại Quảng Ninh
Sự kiện “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023” đã thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có nguồn...