Thứ tư, 24/5/2023 | 10:57 GMT+7

Thạc sĩ Lê Duy Tiến: Hành trình bền bỉ sáng tạo

VLCA - Gần 36 năm công tác thì gần 30 năm Thạc sĩ Lê Duy Tiến công tác trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên Hiệp Hội Việt Nam). Từ khi ở Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) với vai trò Giám đốc Quỹ, cho đến khi làm việc trực tiếp tại Liên hiệp Hội Việt Nam, ThS Lê Duy Tiến đã để lại nhiều dấu ấn đáng nhớ trong quá trình lao động sáng tạo của mình. Hiện nay, ông đang là Ủy viên Ban chấp hành Hội Người Cao tuổi Việt Nam đồng thời là hội viên nhiệt huyết của Hiệp hội những Người Lao động Sáng tạo Việt Nam.

ths-le-duy-tien-646d88e3d2622

Thạc sĩ Lê Duy Tiến

Luôn làm việc bằng tất cả đam mê, nhiệt huyết

ThS. Lê Duy Tiến tâm sự: “Sinh ra từ một dòng họ và quê hương hiếu học ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân phấn đấu, nỗ lực hết mình trong học tập, công tác để nối tiếp truyền thống hiếu học vun đắp bao đời”.

Sau tốt nghiệp chuyên toán tại Trường phổ thông chuyên toán Hàm Rồng; năm 1979 người con đất học Hoằng Hóa ra Hà Nội học tiếng Bulgaria tại Trường Đại học Ngoại ngữ. Năm 1980, ông được Nhà nước cử đi học tại Nước Cộng hòa nhân dân Bulgaria.

Tốt nghiệp trở về, ông được phân công công tác tại Viện Thiết kế Công nghiệp Thực phẩm thuộc Bộ Công nghiệp Thực phẩm nay là Công ty Tư vấn Thiết kế và dịch vụ đầu tư thuộc Bộ Công thương. Năm 1993, ông chuyển sang công tác tại VIFOTEC. Tại đây, bản thân ông đã trải qua nhiều chức vụ từ trưởng các phòng, ban cho tới năm 2017 được bổ nhiệm Phó Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam, kiêm Trưởng ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và nghỉ chế độ hưu trí vào tháng 8 năm 2022. Trong quá trình công tác, dù ở vai trò, vị trí nào, bản thân ông cũng luôn phát huy tính tự học, đam mê sáng tạo.

traon-huan-chuong-hang-nhi-ths-le-duy-tien-646d88e4c8ba2

Thạc sĩ Lê Duy Tiến (ngoài cùng bên trái) được tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì do Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao trong buổi Lễ kk niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp đội ngũ trí thức và 40 năm thành lập Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Đã từng theo học tại nước Cộng hòa nhân dân Bulgaria lại trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau; bản thân ThS. Lê Duy Tiến luôn sát cánh cùng đồng nghiệp để cùng góp phần truyền lửa, phát huy đội ngũ trí thức đem niềm đam mê lao động sáng tạo, làm việc hiệu quả, cống hiến cho quê hương đất nước.

ThS. Lê Duy Tiến chia sẻ: “Vinh dự, tự hào khi được làm việc, công tác ở cơ quan sáng tạo, bản thân tôi tâm niệm phải luôn luôn nỗ lực rèn luyện, gương mẫu trong học tập, trau dồi kinh nghiệm, ứng dụng tri thức vào làm việc có tính chuyên nghiệp cao.

Trên tinh thần luôn chủ động sáng tạo với hiệu quả cao nhất, góp phần thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo trên cả nước, hội nhập với khu vực và thế giới, đóng góp thiết thực cho sự phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam”. Được biết, nhằm khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo KH&CN trên toàn quốc, nhất là các thanh thiếu niên nhi đồng, đến học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân, nhà khoa học…

Ông đã cùng tham gia tổ chức thực hiện một số hoạt động mang dấu ấn như: Giải thưởng VIFOTEC dành cho sinh viên nghiên cứu khoa học ở các trường đại học kỹ thuật, y dược trên cả nước.

Nhiều bạn trẻ nhờ nỗ lực và có thành tích đoạt giải đã được các trường đại học danh tiếng trên thế giới cấp học bổng nghiên cứu sau đại học ở Nhật Bản, Mỹ…; Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam hàng năm (trước năm 1998 gọi là Giải thưởng VIFOTEC) dành cho các công nghệ ưu tiên: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, cơ khí và tự động hóa, công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên, công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng; Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc, được tổ chức từ năm 2000 với quy mô hai năm một lần; Cuộc thi sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc hàng năm được tổ chức từ năm 2004. Từ các cuộc thi này, nhiều công trình khoa học được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống, đóng góp thiết thực cho sự phát triển KH&CN và kinh tế của nước nhà.

Hơn thế, để tạo cơ chế, chính sách cho các hoạt động và khuyến khích, thúc đẩy sáng tạo một cách bài bản, tạo thành phong trào thi đua sáng tạo KH&CN trên toàn quốc.

Với vai trò là Phó Giám đốc thường trực, ông đã mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất với các bộ, ngành xem xét ban hành cơ chế tài chính cho tổ chức sáng tạo kỹ thuật trên toàn quốc. Nhờ sự mạnh dạn của ông, hiện nay hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có thể triển khai tổ chức tốt, tạo nên phong trào sáng tạo KH&CN trên cả nước. Các công trình, đề tài đoạt giải là những công trình được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao.

Dấu ấn đậm nét với vị tướng huyền thoại

Gặt hái nhiều thành công trong gần 36 năm công tác, khi được hỏi về kỷ niệm mang dấu ấn đậm nét nhất, ông cảm thấy mình thật sự may mắn được gần gũi làm việc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đã nhận lời làm Chủ tịch Danh dự của Quỹ trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2013 và luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao các định hướng hoạt động cho Quỹ.

tham-gia-hdong-doi-ngoai-ths-le-duy-tien-646d8901911b1

Thạc sĩ Lê Duy Tiến tham gia hoạt động đối ngoại

Bồi hồi nhớ lại, ông kể, vào năm 1994 tại phiên họp của Hội đồng bảo trợ Quỹ VIFOTEC diễn ra ở Hà Nội. Sau khi nghe báo cáo hoạt động hỗ trợ các tài năng sáng tạo của Quỹ kể từ khi ra mắt, Đại tướng đã phát biểu ghi nhận, đánh giá cao những cố gắng ban đầu của Quỹ trong việc hỗ trợ các tài năng sáng tạo như trao học bổng cho các em học sinh học giỏi, có hoàn cảnh đặc biệt trên phạm vi cả nước… Tuy nhiên, để có những định hướng lâu dài cho Quỹ hoạt động, Đại tướng đã gợi mở việc tổ chức giải thưởng sáng tạo cho các lĩnh vực công nghệ ưu tiên như: công nghệ sinh học, công nghệ tin học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới dành cho các nhà khoa học, các nhà sáng tạo như mô hình Giải thưởng Nobel nổi tiếng trên Thế giới.

Đại tướng còn dặn: có thể hiện nay Việt Nam chúng ta chưa có công trình khoa học đạt được tầm Giải thưởng Nobel, nhưng việc đề xuất Quỹ tổ chức Giải thưởng VIFOTEC dành cho các công nghệ ưu tiên sẽ khuyến khích và thúc đẩy sáng tạo và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đồng thời, Đại tướng - Chủ tịch Danh dự đã tặng Quỹ 8 chữ vàng: “Khoa học, Công tâm, Liêm khiết, Hiệu quả”. Tám chữ vàng này được coi là kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình hoạt động của Quỹ.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo, gợi mở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ThS. Lê Duy Tiến cùng Ban lãnh đạo Quỹ đã nghiên cứu, tổ chức Giải thưởng VIFOTEC dành cho các công nghệ ưu tiên từ năm 1995. Năm 1998 được đổi tên thành Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam do Liên hiệp Hội Việt Nam và Bộ KH&CN phối hợp với các bộ, ngành tổ chức hàng năm trên phạm vi cả nước.

Hành trình lao động sáng tạo bền bỉ cùng rất nhiều những cống hiến ấy, ông vinh dự được Đảng, Nhà nước ghi nhận, trao tặng các danh hiệu cao quý cấp nhà nước và các bộ, ngành như: Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2023; Kỷ niệm chương của Ban Tuyên giáo Trung ương năm 2021; Bằng khen của Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2020, 2021; Bằng khen của Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam năm 2016, 2020; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008; Huy chương vì sự nghiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam năm 2004; Giải thưởng Gương mặt tiêu biểu năm 2020 của Công đoàn Viên chức Việt Nam...

Mỹ Hạnh

Đổi mới sáng tạo hoạt động Tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Sáng ngày 24/12, tại Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật (Vusta), ông Lê Ngọc Tĩnh – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội...
Chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược
Ngày 18/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức hội thảo 'Định hướng...
Việt Nam đoạt 05 huy chương vàng giải thưởng sáng tạo, sáng chế
Từ ngày 5-8/12, tại Trung tâm triển lãm Cao Hùng, Đài Loan, Hiệp hội Sáng tạo và Sở hữu trí tuệ Thế giới (Wiipa) tổ chức...
Đại hội Chi bộ Cơ quan Hiệp hội VLCA: Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, đổi mới sáng tạo
Ngày 02/12/2024, tại Trụ sở Hiệp hội, Chi bộ Cơ quan Hiệp hội Những người Lao động Sáng tạo Việt Nam đã tổ chức thành...
Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3
Trong 02 ngày (01-02/11), Tạp chí Lao động và Sáng tạo cùng CEO Ý Linh và cộng sự đã chuyển 10 tấn gạo, 1.000 suất quà thiết...
Hội thảo khoa học về khai thác thương mại sáng chế: Đánh giá và khai thác tiềm năng của các tài sản trí tuệ
Ngày 31/10, tại Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia, tổ chức hội thảo khoa học “Hoàn thiện pháp luật khai thác...
Sản phẩm làm từ dòng tranh kính Gvico của Vinhcoba đã đoạt giải Đặc biệt
Mới đây, sản phẩm làm từ dòng tranh kính mới Gvico của nghệ nhân ưu tú Phạm Hồng Vinh (vinhcoba) đã đoạt giải đặc biệt...